Có nên học ngành công nghệ thực phẩm không?
Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:
Có nên học ngành công nghệ thực phẩm không? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ phân vân khi đứng trước lựa chọn nghề nghiệp. Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao, ngành công nghệ thực phẩm đang trở thành một trong những lĩnh vực hot, mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để theo đuổi. Nếu bạn đang băn khoăn về tương lai của ngành học này, hãy tiếp tục đọc để khám phá cơ hội, thách thức và liệu nó có phải là con đường dành cho bạn hay không!
Ngành công nghệ thực phẩm – Xu hướng hay trào lưu?
Nhiều người cho rằng đây là một xu hướng bền vững, mở ra cơ hội nghề nghiệp lâu dài, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó chỉ là trào lưu nhất thời, chịu ảnh hưởng từ nhu cầu thị trường. Vậy thực tế ra sao? Có nên học ngành công nghệ thực phẩm không? Cùng tìm hiểu để có câu trả lời chính xác nhất!
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Phù Hợp Với Những Ai?
Nếu bạn đam mê thực phẩm, yêu thích khoa học – công nghệ, cẩn thận và sáng tạo trong chế biến, bảo quản thực phẩm, thì đây có thể là ngành dành cho bạn.
Để bạn có thể nhìn nhận được rằng “Liệu mình có thật sự phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm?” Hãy cùng tụi mình đi qua những tiêu chí dưới đây:
- Yêu thích thực phẩm, nấu ăn và dinh dưỡng
- Đam mê nghiên cứu, thích tìm hiểu cái mới
- Có tư duy logic, khoa học
- Muốn làm việc trong ngành không lo “bão hòa”
- Mơ ước được làm việc tại các công ty thực phẩm lớn hoặc khởi nghiệp
Nếu bạn gật đầu với ít nhất 3/5 tiêu chí trên, thì đây chính là ngành dành cho bạn!
Cơ hội ngành công nghệ thực phẩm
Có một sự thật thú vị: Ngành Công nghệ Thực phẩm không bao giờ “lỗi thời”. Khi bạn tốt nghiệp, cơ hội việc làm luôn rộng mở với nhiều vị trí hấp dẫn như:
Kỹ thuật viên Công nghệ Thực phẩm: Thực hiện các quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm; vận hành và giám sát thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
Chuyên viên kiểm định chất lượng (QA/QC): Đảm bảo thực phẩm an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn; thực hiện kiểm tra, đánh giá trong quá trình sản xuất. Nếu bạn là người tỉ mỉ, thích kiểm soát chất lượng, đây là công việc dành cho bạn!
Chuyên viên nghiên cứu & phát triển sản phẩm (R&D):Nghiên cứu,cải tiến quy trình và công thức sản xuất. Sáng tạo ra những món ăn mới lạ, cải tiến thực phẩm dinh dưỡng. Bạn chính là người tạo ra tương lai của ẩm thực!
Quản lý sản xuất thực phẩm: Điều hành dây chuyền sản xuất tại các công ty thực phẩm lớn như Vinamilk, Masan, Pepsi, Nestlé…Lập kế hoạch, điều phối và giám sát hoạt động sản xuất; đảm bảo hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Giám đốc Điều hành (CEO) hoặc Vị trí Cấp cao Khác: Định hướng chiến lược, quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng.
Khởi nghiệp trong ngành thực phẩm: Mở nhà máy sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm sạch hoặc tạo ra những sản phẩm độc đáo mang thương hiệu của riêng bạn!
Ngoài ra, nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong ngành thực phẩm tại khu vực miền Trung, Đà Nẵng thì việc làm Công nghệ thực phẩm Đà Nẵng sẽ giúp bạn tham khảo thêm các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn với mức thu nhập cực kì hấp dẫn.
Mức lương ngành công nghệ thực phẩm hiện nay
Tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm, mức lương của ngành công nghệ thực phẩm có thể dao động khác nhau. Dưới đây là một số vị trí như ở trên tụi mình đã đề cập và mức lương tương ứng trong lĩnh vực này:
Kỹ thuật viên Công nghệ Thực phẩm
- Mới tốt nghiệp: Khoảng 10-12 triệu đồng/tháng
- Kinh nghiệm 3-5 năm: Từ 15-18 triệu đồng/tháng
Chuyên viên Kiểm soát Chất lượng (QA/QC)
- Mới tốt nghiệp: Từ 7-12 triệu đồng/tháng
- Kinh nghiệm 2-5 năm: Từ 15-25 triệu đồng/tháng
Chuyên viên Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (R&D)
- Mới tốt nghiệp: Khoảng 8-15 triệu đồng/tháng
- Kinh nghiệm trên 5 năm: Lên đến 20-30 triệu đồng/tháng
Quản lý Sản xuất thực phẩm
- Kinh nghiệm 5-10 năm: Từ 25-40 triệu đồng/tháng
- Trên 10 năm kinh nghiệm: Trên 40 triệu đồng/tháng
Giám đốc Điều hành (CEO) hoặc Vị trí Cấp cao Khác:
- Trên 10 năm kinh nghiệm: Từ 50 triệu đồng/tháng trở lên, có thể đạt đến 100 triệu đồng/tháng.
Thách Thức Trong Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Ngành nào cũng có điểm mạnh và thách thức riêng. Dưới đây là những điều bạn nên chuẩn bị đáp án cho câu hỏi Có nên học ngành công nghệ thực phẩm không?
- Áp lực tuân thủ tiêu chuẩn: Ngành thực phẩm yêu cầu độ chính xác cao, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.
- Công việc có thể đòi hỏi làm theo ca: Nếu làm trong nhà máy sản xuất, bạn có thể phải làm việc theo ca (sáng – chiều – tối).
- Cạnh tranh cao: Nhiều người giỏi trong ngành, bạn cần luôn học hỏi và cập nhật xu hướng mới để không bị tụt lại phía sau.
Có Nên Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Không?
Câu trả lời là Có hoặc cũng có thể là Không. Có, nếu bạn yêu thích việc tiếp xúc với những món ăn, các loại thực phẩm tiêu dùng, đam mê nghiên cứu và sáng tạo trong lĩnh vực này. Ngược lại, nếu bạn không hứng thú với thực phẩm hay môi trường sản xuất, đây có lẽ không phải lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là tại các thành phố phát triển mạnh về công nghiệp thực phẩm và dịch vụ, thì việc làm Đà Nẵng sẽ mang đến cho bạn nhiều lựa chọn hấp dẫn để bạn có thể tham khảo. Chúc bạn may mắn!